Thứ Sáu, Tháng Năm 17, 2024
HomeBệnh lýViêm nang lông là gì? Cách phòng tránh và điều trị bệnh

-

Viêm nang lông là gì? Cách phòng tránh và điều trị bệnh

Viêm nang lông mang lại nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh cũng như gây mất thẩm mỹ. Điều này khiến họ cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với người xung quanh. Tuy bệnh không quá khó để điều trị nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu về cách phòng tránh để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra bài viết cũng đề cập tới cách chữa trị hiệu quả tại nhà trong trường hợp bệnh nhẹ.

Viêm nang lông
Nhận biết triệu chứng viêm nang lông – Cách phòng tránh hiệu quả

Viêm nang lông là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm của các nang lông trên da. Bệnh xảy ra khi nang lông bị tắc hoặc bị kích thích, gây ra sự ứ đọng bã nhờn và vi khuẩn. Tình trạng này thường gặp ở những người có lông dày tại vùng da như tay, chân, nách, lưng và vùng kín.

Viêm nang lông là gì
Ảnh minh họa: Viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông dẫn đến các triệu chứng như sưng đau, mẩn đỏ và trong một số trường hợp có thể tạo ra túi chứa mủ. Người mắc bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và đau nhức tại vùng da bị ảnh hưởng.

Viêm nang lông thường không nguy hiểm và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách có thể để lại sẹo lồi trên da. Nếu để không điều trị, các chất độc hại có thể được phát sinh từ sự phát triển của vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể và gây ra tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Nguyên nhân gây viêm nang lông

Nguyên nhân gây ra viêm nang lông đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số tác nhân phổ biến dưới đây để dễ dàng phòng tránh. 

Nguyên nhân gây viêm nang lông
Dùng dao cạo và tẩy lông có thể là một nguyên nhân dẫn đến viêm nan lông
  • Tắc nang lông: Nang lông có thể bị tắc hoặc bị kẹt do các tế bào chết, bụi bẩn hoặc dầu bã nhờn bị ứ đọng bên trong. Việc các nang lông bị tắc có thể dẫn đến việc hình thành mụn hoặc viêm nang lông.
  • Vi khuẩn và nấm: Vi khuẩn và nấm có thể gây viêm nang lông. Chúng có thể xâm nhập vào các nang lông qua các vết cắt, trầy xước hoặc các tổn thương khác trên da. Người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao hơn bị nhiễm khuẩn vi khuẩn hoặc nấm.
  • Dùng dao cạo và tẩy lông: Việc sử dụng dao cạo hoặc các sản phẩm tẩy lông không đúng cách có thể gây tổn thương cho các nang lông. Chúng có thể dẫn đến viêm nang lông cục bộ hoặc nhiều khi viêm nhiễm lan rộng trên diện rộng.
  • Sử dụng quần áo quá chật: Nếu quần áo, đồ lót hoặc trang phục bị chật chúng có thể làm nang lông bị kích thích và dẫn đến viêm nang lông.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh viêm nang lông hoặc thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải khá cao. Ngoài ra tiền sử bệnh lý da liễu cũng ảnh hưởng tới khả năng tái phát. 

Các vị trí thường xuất hiện viêm nang lông

Viêm nang lông trên mặt

Bệnh xuất hiện ở da mặt nguyên nhân chủ yếu là do một số loại vi khuẩn: vi khuẩn gram âm, tụ cầu vàng. Vùng cằm và trán thường xuất hiện các nốt mụn đỏ mọc rải rác hoặc thành từng cụm. Mụn sẽ gây ra ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu cũng như ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ. 

Viêm nang lông trên mặt
Viêm nang lông trên mặt

Viêm nang lông trên da dầu

Người giữ vệ sinh kém vùng da đầu tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống. Điều này dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, kích thích các nang lông. Ngoài ra nếu gội đầu quá thường xuyên cũng khiến cho da đầu mất đi lớp bảo vệ và dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Viêm nang lông trên da dầu
Viêm nang lông trên da dầu

Viêm nang lông lưng

Viêm nang lông ở lưng là căn bệnh khá nhiều người mắc phải. Nguyên nhân cũng là do các loại vi khuẩn xâm nhập do người bệnh không vệ sinh sạch sẽ vùng da này. Khi bị viêm ở lưng cần có biện pháp điều trị sớm để tránh bệnh phát sinh nặng hơn. 

Viêm nang lông lưng
Viêm nang lông lưng

Viêm nang lông chân

Viêm nang lông cũng thường xuất hiện trên chân gây hiện tượng lông mọc ngược vào trong. Tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do người bệnh thực hiện cạo hoặc wax làm tổn thương da. 

Viêm nang lông chân
Viêm nang lông ở chân

Viêm nang lông vùng kín

Viêm nang lông ở khu vực sinh dục thường là một vấn đề khá nhạy cảm. Nó có thể xảy ra ở cả nam và nữ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như tắc nang lông, vi khuẩn, nấm, và ẩm ướt. 

Viêm nang lông nách

Nách là một trong những bộ phận tiết nhiều mồ hôi, tích trữ bụi bẩn và dầu bã nhờn. Điều này làm cho nang lông dễ bị tắc và phát triển mụn. Một số trường hợp có thể phát sinh thành nhọt gây đau nhức hơn. 

Viêm nang lông nách
Viêm nang lông vùng nách

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông

Tác nhân bên trong cơ thể

Bệnh viêm nan lông có thể đến từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các tác nhân bên trong cơ thể có thể dẫn đến bệnh viêm nan lông

Rối loạn tuyến dầu

Viêm nang lông thường liên quan đến các tuyến bã nhờn sản sinh dầu trên da. Rối loạn tuyến dầu có thể gây ra sản xuất dầu bã nhờn ở mức độ cao hơn thông thường, dẫn đến nang lông bị tắc và viêm nang lông.

Mất cân bằng về Axit

Mất cân bằng về axit trên da có thể dẫn đến viêm nang lông. Một số thực phẩm có chứa axit hoặc chất gây kích thích như cafein và rượu có thể làm tăng mức độ axit trên da và dẫn đến tình trạng này.

Các bệnh lý gây ảnh hưởng

Một số bệnh lý như bệnh tự miễn dịch, tiểu đường, chàm và viêm da cũng có thể là nguyên nhân gây viêm nang lông. Trong những trường hợp này, quá trình làm lớn viêm nang lông có thể được kích hoạt bởi các yếu tố từ bên trong cơ thể.

Tác nhân ngoài trong cơ thể

Bệnh viêm nam lông không chỉ đến từ các yếu tố đến từ bên trong cơ thể mà đa số nó là thường bị ảnh hưởng bởi các yêu tố từ bên ngoài.

Tiền sử mắc bệnh da liễu

Nhiều bệnh da liễu, chẳng hạn như tuyến bã nhờn quá hoạt động hoặc các bệnh lý về lông như trứng cá, có thể làm tăng nguy cơ viêm nang lông.

Bị thương ngoài da do tai nạn hoặc phẫu thuật

Bị thương ngoài da, chẳng hạn như vết cắt, vết thương hoặc sẹo, có thể làm tắc nang lông hoặc dẫn đến viêm nang lông.

Tụ cầu trùng và nấm sợi

Tụ cầu trùng và nấm sợi là các tác nhân gây kích thích và gây nhiễm trùng nang lông. Chúng có thể xâm nhập vào nang lông và dẫn đến viêm nang lông.

Cạo hoặc tẩy lông không đúng cách

Việc cạo hoặc tẩy lông không đúng cách có thể gây kích thích và tổn thương cho nang lông, dẫn đến viêm nang lông.

Sử dụng thuốc bôi có chứa steroid thời gian dài

Sử dụng các loại thuốc bôi có chứa steroid thường xuyên trong thời gian dài có thể giảm khả năng chống lại vi khuẩn và chất kích thích trên da, dẫn đến viêm nang lông.

Chất liệu và kích thích quần áo không phù hợp

Sử dụng quần áo chật hoặc làm bằng chất liệu không thoáng khí có thể làm cho nang lông bị kích thích và gây ra viêm nang lông.

Các triệu chứng của bệnh viêm nang lông

Mụn nhọt sưng đỏ

Mụn nhọt là triệu chứng phổ biến nhất của viêm nang lông. Những mụn nhỏ có thể phát triển thành mụn nhọt sưng đỏ hoặc nước mủ, và gây đau và khó chịu.

Mụn nhọt sưng đỏ
Mụn nhọt có dấu hiệu sưng đỏ

Xuất hiện các dạng nốt phát ban có màu trắng

Các nốt phát ban có màu trắng hoặc sệt này thường xuất hiện ở nơi có viêm nang lông. Chúng có thể là các dấu hiệu của tắc nang lông hoặc sẹo, và rất khó chịu.

dấu hiệu viêm nang lông
Trên da xuất hiện các nốt phát ban có màu trắng

Chảy mủ lỗ chân lông

Viêm nang lông kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến viêm nhiễm và chảy mủ từ lỗ chân lông.

Chảy mủ lỗ chân lông
Chảy mủ lỗ chân lông

Cảm giác ngứa rát xảy ra ở vùng bị viêm nhiễm

Bệnh nhân có thể trải qua cảm giác ngứa và rát khi da bị viêm nhiễm và bị kích thích.

Chuẩn đoán bệnh viêm nang lông

Chuẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng của viêm nang lông, bao gồm các mụn nhọt, sưng đỏ, nốt phát ban và cảm giác ngứa rát. Ngoài ra họ sẽ xem xét thời gian mà triệu chứng đã xuất hiện.

Xét nghiệm

Xét nghiệm tế bào: Thực hiện bằng cách lấy mẫu tế bào hoặc mẫu da từ vùng da bị viêm nang lông. Tế bào được xem xét dưới kính hiển vi để xác định có sự hiện diện của nấm hoặc vi khuẩn không.

Xét nghiệm mẫu da: Bác sĩ có thể lấy mẫu da từ vùng bị viêm nang lông để phân tích dưới kính hiển vi. Xét nghiệm sẽ xác định xem có bất kỳ mầm bệnh nào hoặc tế bào viêm nhiễm nào trong da.

Cách điều trị viêm nang lông

Điều trị tại nhà

Trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ có thể tự điều trị viêm nang lông tại nhà bằng các phương pháp dân gian. Chúng có hiệu quả khá cao và dễ thực hiện, tuy nhiên nếu triệu chứng không thuyên giảm bạn vẫn nên tới cơ sở y tế để được chẩn đoán. 

phòng tránh viêm nan lông
Thói quen nặn mụn không đúng cách có thể gây ra viêm nang lông
  • Đắp khăn ấm: Đặt một miếng khăn ấm hoặc bình nước nóng và giữ ở vùng da bị viêm nang lông để giúp giảm đau và viêm.
  • Thay đổi thói quen: Hạn chế sử dụng quần áo chật và những trang phục có chất liệu kém, thường xuyên thay quần áo để giúp da hít thoáng và hạn chế tắc nang lông.
  • Sử dụng các sản phẩm giảm viêm và kháng khuẩn: Có thể dùng các loại kem chống nhiễm trùng và thuốc kháng viêm có thể giúp giảm đau và viêm nang lông.
  • Không nặn mụn: Việc tự nặn mụn trứng cá sẽ gây tổn thương cho nang lông và dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa khi nặn các vi khuẩn trên tay dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều bệnh lý.
  • Sử dụng tinh dầu thiên nhiên: Tinh dầu trà xanh và tinh dầu hạnh nhân đều có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm. Sử dụng một vài giọt tinh dầu trộn với dầu dừa và nhẹ nhàng mát xa vùng da bị viêm nang lông.

Lộ trình điều trị viêm nang lông của bác sĩ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đánh giá và chẩn đoán chính xác loại viêm nang lông bạn đang mắc phải. Từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với cơ địa người bệnh. 

Sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị

Thuốc bôi ngay tại vị trí viêm giúp giảm tức thời các triệu chứng đau ngứa. Nó cũng cung cấp thêm độ ẩm cho da, tránh khỏi các tác nhân bên ngoài. 

Sử dụng các loại thuốc uống kháng sinh 

Bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm để giảm đau. Ngoài ra một số trường hợp cần thêm thuốc kháng khuẩn để điều trị nhiễm trùng.

Thực hiện tiểu phẫu

Khi bệnh tiến triển ở mức độ năng hơn như hình thành mụn nhọt cần thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ. Quá trình này khá nhanh chóng và không ảnh hưởng đến người bệnh. 

Sử dụng liệu pháp quang học

Với công nghệ hiện đại bạn có thể điều trị viêm nang lông bằng laser hoặc IPL. Ánh sáng có tần số cao giúp loại bỏ nốt viêm và giảm các triệu chứng. Bệnh có thể tái phát nhiều lần, do đó điều trị cần được thực hiện theo định kỳ để kiểm soát và ngăn chặn tái phát.

Điều trị viêm nan lông
Điều trị viêm nan lông bằng liệu pháp quang học

Những lưu ý để phòng tránh bệnh viêm nang lông

Tránh mặc quần áo chật, bó sát

Vùng da bị viêm cần được giữ khô thoáng vậy nên bạn không nên mặc quần áo chật, bó sát. Chúng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra viêm nang lông. Ưu tiên chọn trang phục làm từ chất liệu thiên nhiên, mỏng nhẹ và đem lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. 

Không nên mặt đồ bó sát, chật
Không nên mặt đồ bó sát, chật

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ với nước ấm,  xà phòng

Điều quan trọng nhất để tránh tình trạng viêm da là giữ vệ sinh cơ thể. Tắm và làm sạch da đều đặn bằng nước ấm và xà phòng, giữ da khô ráo, không mặc quần áo ẩm ướt. 

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày

Dùng dao cạo đúng cách

Việc dùng dao cạo lông dễ dẫn đến tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da. Vậy nên khi thực hiện thao tác này bạn cần hết sức cẩn thận. 

Không dùng chung các vật dụng cá nhân

Bệnh có thể lây nhiễm nếu không giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tốt nhất là bạn không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, máy cạo, rửa mặt, để tránh lây lan vi khuẩn và nguy cơ nhiễm trùng.

Dùng một số loại mỹ phẩm vệ sinh ngoài da

Các sản phẩm chăm sóc da rất dễ gây kích ứng, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm. Nên sử dụng các loại gel hay mỹ phẩm vệ sinh da có thành phần nhẹ nhàng, không kích ứng để giữ cho da được sạch sẽ và khô ráo.

Hạn chế tác động mạnh vùng da bị viêm

Khi bị viêm nang lông sẽ gây ra các triệu chứng như ngứa và đau rát, tuy nhiên bạn không được dùng tay gãi sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn. Hạn chế việc cạo hoặc tẩy lông, không sử dụng các sản phẩm làm khô da hoặc thoa quá nhiều kem lên vùng da bị viêm.

Hạn chế tác động mạnh vùng da bị viêm
Hạn chế tác động mạnh vùng da bị viêm

Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng

Không sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng như xà phòng có hương liệu hoặc màu sắc, để tránh tổn thương da và bị viêm nang lông.

Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch chuyên dụng

Vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch chuyên dụng để giữ vùng da luôn sạch sẽ. Việc làm này nên được thực hiện hàng ngày, hoặc nhiều hơn 1 lần trong ngày vào thời điểm hành kinh. 

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông có lây không?

Viêm nang lông có thể lây nhiễm qua đường trực tiếp trong trường hợp chạm vào vùng da của người bị nhiễm trùng hoặc dùng chung các dụng cụ cá nhân.

Viêm nang lông vùng kín bao lâu thì khỏi?

Thời gian để viêm nang lông vùng kín khỏi phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, viêm nang lông vùng kín có thể hồi phục trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.

Viêm nang lông có trị khỏi không?

Viêm nang lông là một bệnh mãn tính, do đó nó có thể tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, viêm nang lông có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc chống viêm, thuốc bôi và giữ gìn vệ sinh cơ thể.

Viêm nang lông kiêng ăn gì?

Không có chế độ ăn kiêng đặc biệt để điều trị viêm nang lông. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh lâu dài, nên hạn chế ăn thức ăn chứa chất béo, đường và muối, và tăng cường ăn rau xanh để hỗ trợ việc phục hồi sức khỏe.

Ai dễ có nguy cơ mắc viêm nang lông?

Mọi người đều có thể mắc viêm nang lông. Trong đó những người có lỗ chân lông lớn, vệ sinh cá nhân kém hoặc bị stress có nguy cơ cao hơn.

Khi nào nên đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ?

Khi xuất hiện triệu chứng bạn nên đến ngay cơ sở y tế. Việc đến khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Lời kết

Bài viết trên đã mang lại những thông tin về nguyên nhân, các triệu chứng cũng như phương pháp điều trị viêm nang lông. Bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức khác về bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân. 

Xem thêm:

Võ Thị Thu Thùy
Võ Thị Thu Thùyhttps://saigori.vn/vo-thi-thu-thuy/
Võ Thị Thu Thùy hiện đang là Giám đốc chuyên môn tại Saigori Clinic. Cô cũng đang là BS điều trị tại Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức. Cô cũng đang là người chịu trách nhiệm chính về sáng tạo cũng như kiểm duyệt nội dung tại Saigori

Bác sĩ Da liễu

5/5 (1,822 review)

Thủ Đức

50k / lần khám

Bài viết mới

Không thể bỏ qua

Chat hỗ trợ
Chat ngay
098 903 04 31
Gọi ngay