Bệnh viêm da tiết bã hay còn gọi viêm da tiết bã nhờn hình thành khi tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mức, dẫn đến viêm nhiễm. Là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, xảy ra với mọi độ tuổi không phân biệt giới tính. Bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân.
Viêm da tiết bã là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm da tiết bã hay còn gọi là bệnh viêm da dầu. Đây là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến về da, rất dễ tái phát và thường khó điều trị dứt điểm. Bệnh hình thành do sự rối loạn của tuyến bã nhờn và sự tác động của nấm Malassezia.
Viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện ở các vị trí tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như vùng chữ T trên gương mặt, vùng da đầu, ngực,…Viêm da tiết bã không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng là tình trạng bệnh không thể chủ quan, xem thường, hay trì hoãn trong việc điều trị. Đây cũng là một trong những loại bệnh viêm da phổ biến và thường gặp nhất về da.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã
Theo một nghiên cứu cho thấy, bệnh có sự liên hệ với hoạt động và phát triển của nấm men Malassezia. Khi nấm này kết hợp cùng những phản ứng bất thường của cơ thể cùng với điều kiện môi trường sẽ gây ra tình trạng viêm da dầu.
Bên cạnh đó, bệnh còn xuất hiện bởi những nguyên nhân sau đây:
Di truyền
Yếu tố di truyền ảnh hưởng không nhỏ đến các vấn đề bệnh tật của con người trong đời sống, trong đó có các bệnh lý liên quan đến da. Nếu trong gia đình có bố mẹ, người thân mắc bệnh lý này thì con cái họ có khả năng mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn cao hơn so với bình thường.
Da dầu
Da người được chia làm 5 loại da chính: da khô, da thường, da hỗn hợp, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Da nhiều dầu nhờn là điều kiện thuận lợi để các nấm men Malassezia phát triển và gây bệnh.
Không vệ sinh và chăm sóc da đúng cách
Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách nhằm bảo vệ làn da khỏi các yếu tố gây hại trong đó có vi khuẩn, nấm, vvvv… Không vệ sinh và chăm da đúng cách cùng với các tác nhân bên ngoài môi trường khiến hàng rào bảo vệ da trở nên yếu kém và dễ mắc phải các bệnh về da như viêm da tiết bã.
Thời tiết và môi trường sống
Thời tiết thay đổi, nhất là vào thời điểm giao mùa, hay mùa đông da thường trở nên khô, mất nước khiến tuyến bã nhờn bị ảnh hưởng. Mùa hè da được chăm sóc cung cấp đủ độ ẩm hơn vì vậy ít khả năng mắc bệnh hơn.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh trong một thời gian dài sẽ khiến bạn gặp phải các rủi ro lớn về sức khỏe. Ăn uống nhiều thực phẩm giàu đường, gia vị cay nóng, dầu mỡ, rượu bia… cũng là nguyên nhân kích thích da tăng gây tiết dầu và gây viêm da tiết bã nhờn.
Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến da
Khi dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc corticoid,… người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ và gây viêm da tiết bã. Từ đó gây khó chịu và làm sức khỏe bệnh nhân trầm trọng hơn.
Tâm lý căng thẳng và mệt mỏi
Tâm lý căng thẳng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: chịu nhiều áp lực trong công việc, học tập. Ngoài ra, các vấn đề của đời sống xung quanh cũng gây ra tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của con người về nhiều mặt, trong đó có các bệnh về da. Stress căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tiết bã nhờn.
Dấu hiệu của bệnh viêm da tiết bã
Bệnh viêm da tiết bã thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác như vảy nến, chàm, viêm da… do triệu chứng của bệnh có những nét tương đồng với nhau. Để nhận biết chính xác bệnh viêm da tiết bã, bạn cần chú ý phân biệt triệu chứng ở từng độ tuổi khác nhau:
Ở trẻ em
Ở trẻ em, bệnh viêm da tiết bã chủ yếu thường gặp ở trẻ từ 0 – 3 tuổi, bệnh thường gặp ở vùng da đầu và mặt nhưng phổ biến nhất là da đầu. Sau 3-12 tháng bệnh sẽ tự hết mà không cần điều trị, dân gian gọi viêm tiết bã nhờn này là bệnh cứt trâu.
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc phải loại bệnh:
Da đầu xuất hiện màu vàng nâu
Da đầu xuất hiện các mảng màu vàng nâu, vàng nhạt, hay xám trắng. Theo thời gian những vết vẩy này khô lại và bong ra, da đầu của trẻ trở lại bình thường.
Xuất hiện các vẩy trắng bám vào da đầu, chân tóc
Da đầu có thể bị đỏ và xuất hiện các mảng bám màu trắng. Những mảng này thường bám chặt vào da đầu và chân tóc. Các vệt trắng này xuất hiện trên da đầu bé không gây ngứa hay ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bé.
Xuất hiện các vệt đỏ ở mặt
Ngoài vùng da đầu, viêm da tiết bã còn xuất hiện ở một số vị trí khác như vùng tã lót, vùng bẹn, vùng nách, vùng sau tai hay vùng mặt.. Các vệt đỏ ửng xuất hiện trên mặt, vùng da tại vị trí đỏ bị khô và tạo thành từng mảng.
Các vệt đỏ gây ngứa và khó chịu cho bé
Như những bệnh viêm da khác, viêm da tiết bã nhờn thường gây ngứa và mang lại cảm khó chịu. Mức độ khó chịu khi mắc bệnh của trẻ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý.
Ở người lớn
Bệnh viêm da dầu thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như da đầu, sau tai, cánh mũi, da mặt, ngực,… Tình trạng bệnh lý thường kéo dài và khó điều trị đối với người lớn.
Da có các mảng màu hồng đỏ ửng
Làn da có nhiều mảng hồng hoặc đỏ ửng. Những vết đỏ trên bề mặt da thường lan rộng và không có giới hạn. Viêm da dầu không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh.
Xuất hiện các vẩy trắng bong tróc
Đi cùng với triệu chứng xuất hiện mảng đỏ ửng trên da, vùng da bị tổn thương còn xuất hiện các vẩy trắng bong tróc lên. Với phần da đầu, các vẩy trắng xuất hiện bong tróc và dính chặt vào phần chân tóc.
Da khô và có bã nhờn
Như đã đề cập ở phần trên, bệnh lý thường gặp ở những người có tuyến da dầu hoạt động mạnh hơn. Viêm da tiết bã thường gây khô da từ đó gây ra hiện tượng bong tróc và đỏ rát ở vùng bị tổn thương.
Tóc thường có nhiều gàu, ngứa và nhờn dầu
Đặc điểm của nhóm người da dầu là tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, vì vậy tóc thường nhờn dầu cộng với tác nhân môi trường sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm da tiết bã. Biểu hiện rõ nhất là việc xuất hiện nhiều gàu, ngứa và nhờn dầu hơn.
Viêm mí mắt
Viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn có lớp vẩy mỡ dễ bóc trên bờ mi. Hầu hết các bệnh nhân có viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn thường có triệu chứng của viêm kết giác mạc khô như: cảm giác dị vật, cộm, căng mỏi mắt và nhìn mờ nếu cố nhìn kéo dài.
Phát ban ở các vùng nách, ngực, lưng và bộ phận sinh dục
Mọt triệu chứng thường gặp của nữa là viêm da tiết bã chính là các nốt ban xuất hiện ở các vùng da ẩm như nách, ngực, lưng, bụng, mông, và bộ phận sinh dục. Ban đầu có thể là những đốm đỏ hoặc dịch ứ đỏ, sau đó chuyển thành các vết nổi lên màu đỏ và có thể phát triển lớn và cao hơn.
Sau đó sẽ là cảm giác bị ngứa và kích thích, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, có thể gây ra mủ và tạo thành những vết loét trên da.
Viêm nang lông
Tuyến nhờn hoạt động quá mức hoặc chất dầu ngày càng đặc sẽ gây bức bí, làm kín nang lông, cản trở sự phát triển của sợi lông. Tế bào da người thường xuyên được thay thế nhưng không được loại bỏ, chúng sẽ tích tụ lại trong nang lông và làm kín chặt nang lông, gây viêm.
Thai kỳ
Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu của thai kỳ là nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở phụ nữ có thai. Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh gây bệnh.
Béo phì
Béo phì là yếu tố nguy cơ cho bệnh hô hấp, tim mạch, nội tiết, ung thư, cũng như những thay đổi về da. Với bệnh nhân béo phì, các hormon: Androgen, hormon tăng trưởng, hay insulin thường tăng cao hơn so với người thường. Điều này ảnh hưởng đến sự tăng sinh tuyến bã và tăng tiết chất bã.
Các vị trí thường bị viêm da tiết bã
Tuyến bã nhờn là một trong những tuyến có chức năng quan trọng đối với da. Với những người thuộc nhóm da dầu, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức sẽ gây ra các tình trạng bệnh lý về da.
Các vị trí thường có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như: vùng chữ T, hai bên má, hai bên cánh mũi, vùng sau tai, vùng ngực, lưng, vvv..
Hai bên cánh mũi
Viêm da dầu cánh mũi thường có các dấu hiệu: những đám mụn nổi sần, đỏ rát, khô tróc bám hai bên cánh mũi gây cảm giác khó chịu. Khi vùng mũi thường xuyên đổ dầu bóng thì bệnh càng khó chữa hơn.
Giữa mũi và khóe miệng
Viêm da tiết bã thường phát ban có vảy hoặc đỏ liên quan đến da xung quanh miệng. Tình trạng phát ban có thể lan lên mũi hoặc mắt. Chứng viêm này có thể gây ra mẩn đỏ, ngứa, bỏng rát.
Giữa lông mày
Khu vực da giữa chân mày thuộc vùng da chữ T, nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Vùng da đổ nhiều dầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nếu không vệ sinh đúng cách.
Sau tai và bên trong tai
Như hai bên cánh mũi, vùng da sau tai và bên trong tai cũng là nơi dầu thừa được tiết ra nhiều. Đây là những bộ phận cơ thể ít được chăm sóc kỹ vùng da mặt, vùng da cổ, vv…. Vì thế, khi gặp vấn đề bất thường ở những khu vực này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Lưng, ngực
Vùng da tiết nhiều dầu đi kèm với những thói quen xấu trong sinh hoạt: vệ sinh không đúng cách, chế độ ăn uống thiếu khoa học, cơ thể mất nước, rối loạn hormone, vvv… đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã, vẫn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Da đầu, nách và cơ quan sinh dục
Da đầu, nách và cơ quan sinh dục cũng là nơi da dầu tiết ra nhiều. Chính vì thế, những bộ phận cơ thể trên nếu không được vệ sinh chăm sóc kỹ lưỡng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn.
Các phương pháp điều trị viêm da tiết bã
Có nhiều phương pháp điều trị viêm da tiết bã, dựa vào mức độ và nặng nhẹ và điều kiện môi trường để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với mình. Sau đây là các phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã hay gặp nhất.
Sử dụng các loại thuốc đặc trị
Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng hiện nay bởi nó đem lại hiệu quả cao và phương pháp tiến hành khá đơn giản. Một số loại thuốc được sử dụng điều trị viêm da hiện nay: thuốc chống viêm, thuốc kháng nấm, thuốc bong tróc vẩy hay các thuốc điều trị dị ứng.
Sử dụng các loại mỹ phẩm và dầu gội
Đối với da dầu và da mặt, bạn có thể sử dụng các loại dầu gội đầu và mỹ phẩm để điều trị bệnh viêm da tiết bã:
- Với các trường hợp nhẹ: bạn có thể dùng các dầu gội đầu trị gàu thay thế cho các loại dầu gội thường ngày, Các loại dầu gội này thường chứa: Kẽm pyrithione 1-2%, Selenium sulfide 1%, tinh dầu tràm trà.
- Trường hợp năng: sử dụng các loại dầu gội đầu theo chỉ định của bác sĩ thường chứa các thành phần như: Fluocinolone 0.01%, Betamethasone valerate 0,12% dạng bọt, ketoconazole 2%.
- Các dòng mỹ phẩm: dưỡng ẩm, bôi xoa lên da như: Kem Ketoconazole 2%, Kem Hydrocortisone 1% , Lotion Sodium sulfacetamide 10%,…
Gặp trực tiếp bác sĩ da liễu
Viêm da tiết bã không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại là bệnh mãn tính rất khó điều trị dứt điểm. Khi thấy bất kỳ vùng da nào trên cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường: có vảy, ngứa và đỏ, bạn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Sử dụng các liệu pháp thiên nhiên tại nhà
Có rất nhiều biện pháp để chữa trị viêm da dầu, một trong những biện pháp đó là sử dụng các liệu pháp thiên nhiên tại nhà. Đây là phương pháp có độ lành tính và an toàn và tiết kiệm chi phí.
- Chữa viêm da tiết bã bằng dầu cá: Việc chữa viêm da tiết bã bằng dầu cá có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bệnh. Dầu cá giúp bổ sung hoạt chất giúp tái tạo làn da và giữ ẩm cho da.
- Chữa viêm da tiết bã bằng nha đam: Nha đam (lô hội) là một nguyên liệu rất quen thuộc trong việc làm đẹp và chăm sóc da. Nha đam chứa các thành phần có lợi giúp kháng viêm, kháng khuẩn và có độ an toàn cao.
- Dùng rau má chữa viêm da tiết bã nhờn hiệu quả bất ngờ: Rau má có tính hàn, là loại rau được ưa chuộng trong việc chăm sóc da ngày nay. Với công dụng giảm đau, hạ sốt, đồng thời còn giúp làm lành các tổn thương trên da nhanh chóng, rau má là một lựa chọn lành tính và an toàn cho bạn.
- Sử dụng các loại loại tinh dầu để điều trị viêm da dầu: Ngoài tinh dầu trà, dầu olive, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa, dầu hoa anh thảo hoặc dầu từ cây lưu ly để trị bệnh. Trong đó dầu dừa là lựa chọn được ưu tiên nhất.
Phòng tránh viêm da tiết bã
Như đã nói, viêm da tiết bã nhờn là tình trạng bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm. Trong môi trường sống ngày càng ô nhiễm, việc phòng ngừa để bảo vệ cơ thể và làn da một cách khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết.
Tắm gội và vệ sinh sạch sẽ
Luôn chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, là điều hết sức cần thiết để phòng tránh các bệnh liên quan đến da.. Bên cạnh vệ sinh thân thể sạch sẽ, bạn nên chú ý vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh để tránh tiếp xúc với các mầm bệnh.
Làm sạch và dữ ẩm cho da
Làm sạch da và dữ ẩm là điều vô cùng cần thiết với tất cả mọi người. Với người có da dầu việc giữ ẩm vẫn phải được tiến hành, được cấp đầy đủ sẽ khiến da trở nên đẹp đẽ và mịn màng hơn. Khi da đủ độ ẩm, lỗ chân lông trên da sẽ được thu nhỏ lại và từ đó hạn chế được sự tiết bã nhờn.
Sử dụng dầu gội và mỹ phẩm có chứa thành phần kháng nấm
Việc sử dụng dầu gội đầu có chứa thành phần kháng nấm phòng ngừa giúp bạn giảm giảm khả năng tái phát lại của bệnh. Nhưng, bạn cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi khi sử dụng.
Sinh hoạt lành mạnh
Một lối sống sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn có được một tinh thần thoải mái. Thường xuyên tập thể dục thể thao, đồng thời ăn uống khoa học để nâng cao đề kháng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Giảm căng thẳng và mệt mỏi trong công việc
Tránh làm việc quá sức gây căng thẳng thần kinh, biết cách cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi giúp cho cơ thể được thư giãn. Thần kinh căng thẳng, tinh thần không thoải mái cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm da tiết bã tái phát nặng nề hơn.
Hãy kiểm soát tốt căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách… Đi dạo, làm những việc khiến bạn cảm cảm thấy thoải mái nhất, sẽ giúp tinh thần bạn sảng khoái hơn.
Tẩy trang, và vệ sinh da mặt sạch trước khi ngủ
Một routine cơ bản nhất trong việc skincare da mặt đó chính là tẩy trang, rửa mặt và cấp ẩm da mặt thật kỹ. Tẩy trang da mặt thật kỹ càng và rửa mặt với nước sạch, giúp bạn loại bỏ được lớp bụi bẩn đóng trên mặt gây bít tắc lỗ chân lông.
Một số câu hỏi thường gặp về viêm tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã là một trong số rất nhiều tình trạng bệnh lý về da khá phổ biến thời nay. Các bệnh lý này thường dễ bị nhầm lẫn với nhau vì triệu chứng và tình trạng bệnh lý hay nguyên nhân gây ra bệnh khá giống nhau.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh lý viêm da tiết bã nhờn:
Viêm da tiết bã nhờn và viêm da dầu có phải là một?
Thực chất, viêm da tiết bã nhờn và viêm da dầu là một, chỉ khác nhau về cách gọi tên. Tiết bã nhờn là tình trạng tuyến bã nhờn ở da hoạt động quá mức khiến da ở những vị trí đó trở nên trơn bóng giống như dầu, nên thay vì gọi viêm da tiết bã nhờn chúng ta có thể gọi là viêm da dầu.
Viêm da tiết bã có lây không?
Viêm da tiết bã nhờn không lây, đây chỉ là một bệnh lý mãn tính, có tính dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Tuy không nguy hiểm, nhưng bệnh lý khiến người mắc phải có cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân.
Viêm da tiết bã có trị khỏi không?
Hầu hết khi bị viêm da tiết bã nhờn sẽ không thể tự khỏi nếu không được can thiệp của thuốc và y học. Vì là bệnh lý mãn tính nên bệnh sẽ tái đi tái lại. Nếu chủ quan, không điều trị kịp thời đúng cách sẽ khiến bệnh ngày một thêm nặng, mất nhiều thời gian điều trị và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Viêm da tiết bã nên kiêng gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh lý của bạn. Nó góp một phần quyết định tới hiệu quả điều trị bệnh, vì vậy người bệnh cần hạn chế một số thức ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã.
Các thực phẩm bạn nên tránh ăn như: thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, các chất kích thích hoặc các nhóm thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Bạn nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh: rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu omega 3 để hạn chế nguy cơ bị bệnh.
Ai có nguy cơ mắc viêm da tiết bã?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã. Từ trẻ sơ sinh đến người lớn, trong đó nhóm người có làn da dầu có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.
Khi nào nên đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ?
Bạn nên đến thăm khám bác sĩ khi tình xuất hiện dấu hiệu của bệnh, hoặc khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống của bạn. Đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn.
Một số mỹ phẩm cho viêm da tiết bã?
Skincare và lựa chọn mỹ phẩm skincare cho da tiết bã nhờn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào vị trí bị viêm da sẽ có những sản phẩm khác nhau. Một số mỹ phẩm dành cho viêm da tiết bã bạn có thể tham khảo như:
Sữa rửa mặt Cerave: là một trong những loại sữa rửa mặt viêm da tiết bã được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sản phẩm được Hiệp hội về bệnh chàm da Eczema cấp bằng sáng chế và được đánh giá cao về mức độ dịu nhẹ, lành tính, có khả năng giúp da phục hồi tốt.
Dầu gội đầu có chứa selenium sulfide: Selenium sulfide là một loại thuốc không kê đơn, nó có tính kháng khuẩn. Selenium sulfide thường được dùng điều trị gàu và các tình trạng nhiễm trùng da đầu, trong đó có bệnh viêm da tiết bã.
Kem dưỡng ẩm cho da tiết dầu Cetaphil: kem được đặc chế để cung cấp độ ẩm cho da và giảm triệu chứng của da bị kích ứng và viêm tiết bã nhờn.
Bên cạnh đó còn rất nhiều dòng mỹ phẩm trên thị trường có khả năng hỗ trợ điều viêm da tiết bã khác. Bạn nên tìm hiểu về loại da, loại bệnh mình mắc phải để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.
Lời kết
Từ bài viết trên, ta thấy viêm da tiết dầu không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người mắc, nhưng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bệnh nhân. Hiểu và biết về viêm da tiết bã giúp bạn có thể phòng bệnh một cách tốt hơn.
Tham khảo thêm: