Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
HomeBệnh lýViêm da mủ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh viêm...

-

Viêm da mủ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh viêm da mủ bạn nên biết

Bề mặt da là một lớp lá chắn giúp cơ thể tránh khỏi các tác nhân độc hại từ môi trường. Khi da bị nhiễm trùng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) là một trong những căn bệnh da liễu khá phổ biến không chỉ gây ra rào cản sinh hoạt mà còn tác động tiêu cực về mặt thẩm mỹ. 

Viêm da mủ
Bệnh viêm da ngủ – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da mủ (Viêm da nhiễm khuẩn) là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da mủ (viêm da nhiễm khuẩn) được biết đến là một bệnh có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này xảy ra do tuyến bã nhờn trên da tiết ra quá nhiều chất dầu, gây tắc nghẽn ở lỗ chân lông. Đặc biệt ở điều kiện thời tiết nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. 

Bệnh viêm da mủ
Ảnh minh họa: Bệnh viêm da mủ là gì

Nguyên nhân chính của viêm da mủ là do tụ cầu khuẩn Staphylococcus và liên cầu Streptococcus. Những vị trí tập trung nhiều bụi bẩn, nhất là các nếp gấp trên cơ thể dễ bị sưng viêm sau đó lan rộng ra xung quanh. 

Hầu hết các loại bệnh viêm da đều không gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm màng não, viêm khớp, hoặc sốc nhiễm trùng.

Những người có nguy cơ cao mắc viêm da mủ bao gồm những người có hệ miễn dịch suy giảm, những người mắc bệnh tiểu đường, những người bị tổn thương da hoặc đau nhức, và những người tiếp xúc với chất bẩn và môi trường có nhiều vi khuẩn.

Các loại viêm da mủ

Viêm da mủ tụ cầu khuẩn

Viêm da mủ tụ cầu khuẩn (Staphylococcal pyoderma) là một bệnh da do vi khuẩn tụ cầu khuẩn (staphylococcus) gây ra. Bệnh này thường gặp ở vùng da có lông như tay, chân, mặt, cổ và cơ thể. Vi khuẩn tụ cầu khuẩn có thể tồn tại trên da của mọi người, nhưng chỉ khi có những vết thương, trầy xước hoặc nẻ da mới dễ xâm nhập vào bên trong và gây ra viêm da mủ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm nổi mủ đỏ, sưng, đau và ngứa ở vùng da bị ảnh hưởng

Viêm da mủ tụ cầu khuẩn
Viêm da mủ tụ cầu khuẩn

Viêm nang lông nông

Đây là loại viêm da mủ gây sưng đỏ ở đầu các lỗ chân lông và hình thành các nốt mụn dày đặc. Thời gian khỏi bệnh khá nhanh, chỉ sau vài ngày các nốt này sẽ dần xẹp. Lớp vảy bong nhanh chóng mà không để lại sẹo.

Viêm nang lông sâu

Tình trạng viêm nang lông sâu có tính nghiêm trọng hơn so với loại ở trên. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm sưng đau, ứ đọng mủ, đỏ và nóng tại vùng nhiễm trùng. Bệnh rất dễ tái phát và khó chữa trị dứt điểm. 

Đinh nhọt

Nhọt là một trong những tình trạng viêm nang lông khá nguy hiểm. Nhọt thường xuất hiện ở vị trí như lỗ tai, lưng, mông. Mức độ độc tính của nó cao hơn so với các loại khác. Trong trường hợp mắc bệnh nặng gây ra biến chứng nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong.

Nhọt ổ gà

Nhọt ổ gà thường xuất hiện khi thời tiết trở nóng nực. Triệu chứng của nhọt ổ gà là sưng đỏ tạo thành cục nhọt, chủ yếu xuất hiện ở vùng nách. Tại vị trí bị nhiễm trùng có nhiều mủ xung quanh, dễ vỡ và thường xuyên tái phát.

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn (Streptococcal pyoderma) là một bệnh da do vi khuẩn liên cầu khuẩn (hay còn gọi là streptococcus) gây ra. Tương tự như tụ cầu khuẩn, loại bệnh này thường gặp ở các vùng da có lông như tay, chân, mặt, cổ và cơ thể. Vi khuẩn liên cầu khuẩn có thể tồn tại trên da của tất cả mọi người. Nhưng chỉ khi da bị các tổn tương thương như: trầy xước hoặc nẻ da, thì vi khuản mới dễ xâm nhập vào bên trong và gây ra viêm da mủ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm nổi mủ đỏ, sưng, đau và ngứa… ở vùng da bị tổn thương.

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn
Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Chốc lây

Trẻ em rất dễ mắc phải chốc lây do hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt bệnh rất dễ lây qua đường tiếp xúc khi tới nhà trẻ hay trường học. Chốc xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu, chân, tay, cổ. Chúng kết thành lớp vảy dày và tiết ra nhiều mủ tại vùng da viêm nhiễm  Chốc thường được điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc bôi da.

Chốc loét (Ecthyma)

Loại viêm da mủ này là một biến thể của chốc, nhưng phức và có nguy cơ gây nhiễm trùng sâu hơn trong cơ thể. Chốc loét thường gây ra các vết loét trên da, có thể bị mủ, và gây đau đớn.

Hăm kẽ (intertrigo)

Hăm kẽ thường xảy ra ở các vùng dưới cánh tay, khủy tay nơi có nhiều nếp gấp thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Triệu chứng của hăm kẽ gồm đỏ và sưng tại vùng nhiễm trùng và có thể có ứ đọng mủ. Bạn có thể điều trị bằng thuốc bôi da để giảm tình trạng đau ngứa. 

Chốc mép

Chốc mép bắt đầu bằng các nốt mụn nước quanh mép sau đó lây lan và sưng to chứa mủ ở bên trong. Điều này ảnh hưởng tới sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Khi mắc chốc cần chú ý tránh sử dụng chung các đồ vật cá nhân để không lây lan cho người khác. 

Viêm quầng (Erysipelas)

Đây là loại bệnh nguy hiểm nhất trong số các loại viêm da mủ. Nguyên nhân gây ra do độc tố của liên cầu khuẩn ở mức độ nặng. Bệnh rất dễ gây ra nhiều biến chứng khác nhau dẫn tới khả năng tử vong khi không điều trị kịp thời. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 3 ngày ủ bệnh. Bệnh nhân sẽ gặp phải các cơn sốt cao, li bì thậm chí là co giật với vùng da viêm sưng to. 

Nguyên nhân gây ra viêm da mủ

Nang lông bị tổn thương

Nang lông trên da có thể bị tổn thương bởi việc cạo hoặc wax lông làm tắc nghẽn tuyến bã nhờn. Điều này dẫn đến các nang lông không bài tiết như bình thường, bị bí gây viêm nhiễm. 

Nan lông bị tổn thương
Nan lông bị tổn thương

Nhiễm trùng lỗ chân lông

Nếu không thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ các lỗ chân lông trên da có thể bị nhiễm trùng. Do lớp chất bài tiết trên da tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hay môi trường độc hại cũng có thể dẫn tới căn bệnh này. 

Nhiễm trùng lỗ chân lông
Nhiễm trùng lỗ chân lông là một nguyên nhân gây bệnh

Nang lông bị bí, tắc nghẽn

Khi thời tiết quá nóng dẫn đến nhu cầu bài tiết của cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn. Điều này có thể khiến nang lông tắc nghẽn bởi lượng chất thải lớn mà không thoát hoàn toàn ra bên ngoài. 

Nan lông bị tắt nghẽn
Nan lông bị tắt nghẽn

Vệ sinh không sạch sẽ

Những người có ý thức vệ sinh kém, không tắm rửa thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh da liễu cao hơn bình thường. Chủ yếu là do lớp chất nhầy trên da giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. 

Uống nhiều rượu

Sử dụng nhiều rượu bia hay các chất kích thích lâu dài làm giảm sức đề kháng một cách đáng kể. Khi da không đủ khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh các loại khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra rượu còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác và các biến chứng khôn lường.

Mắc các bệnh lý về béo phì, viêm ruột, viêm đa khớp dạng thấp, ung thư máu

Các nghiên cứu cho thấy người mắc các bệnh nền về viêm ruột, viêm khớp hay ung thư máu có thể gây ra biến chứng lên da. Bệnh nhân dễ gặp phải các triệu chứng viêm da mủ hoặc nhiễm trùng máu do cơ thể đã suy yếu sẵn. 

Đặc biệt người béo phì có nguy cơ bị viêm da cao nhất. Do lượng mỡ dư thừa khiến xuất hiện nhiều nếp gấp trên da. Triệu chứng bắt đầu từ các vùng da này và lan rộng một cách khó kiểm soát. Tuy nhiên với cân nặng quá khổ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

Do vi khuẩn

Các chủng tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn là nguyên nhân chính gây ra viêm da mủ. Nốt viêm, nhọt xuất hiện bởi độc tố của hai loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể. Bạn cần thăm khám tại cơ sở y tế để được sử dụng thuốc đặc trị loại khuẩn này. 

Các triệu chứng của viêm da mủ

Da gặp phải các vết loét

Các vết loét trên da thường là triệu chứng đầu tiên cho thấy sự xuất hiện của viêm da mủ. Ban đầu chúng chỉ có hình dạng của các nốt mẩn sau đó mới dần sưng to và mưng mủ. 

Bề mặt da xuất hiện các bọng nước lở loét

Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn trên da sẽ xuất hiện các bọng nước lở loét trên bề mặt bị viêm. Những bọng nước này có chứa mủ, khi đến thời điểm nhất định mụn vỡ ra kèm dịch chảy. Chúng kết dính vào da gây ra cảm giác đau rát và mùi hôi khó chịu. 

Bề mặt da xuất hiện các bọng nước lở loét
Bề mặt da của bạn xuất hiện các bọng nước lở loét

Những mụn mủ

Mụn mủ trên da là yếu tố giúp dễ dàng để nhận biết đang mắc căn bệnh này. Chúng có màu trắng đục hoặc vàng, phần xung quanh sưng đỏ. 

Những mụn mủ có màu trắng đục
Những mụn mủ có màu trắng đục

Các vết hoại thư trên bề mặt da

Nếu viêm da mủ không được điều trị kịp thời sẽ khiến các vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn, thậm chí gây ra các vết hoại thư trên bề mặt da. Các vết này thường có kích thước khác nhau, từ nhỏ đến lớn, khó chữa trị và để lại sẹo.

vết hoại thư trên bề mặt da
Các vết hoại thư trên bề mặt da

Bị hoại thư cở các bề mặt ở các cơ quan nội tạng

Một biến chứng nghiêm trọng của viêm da mủ là hoại thư ở các bề mặt nội tạng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh vì có thể gây rối loạn chức năng, thậm chí là tử vong. 

Chuẩn đoán bệnh viêm da mủ

Để chuẩn đoán bệnh viêm da mủ có thể dựa vào các triệu chứng thông thường như: mụn nước và mẩn đỏ nổi toàn thân sau một thời gian chúng dần chuyển thành các mụn mủ, xuất hiện cảm giác ngứa ngáy đau rát, có thể gây sốt cao, mất nước, mệt mỏi. 

Sau khi chẩn đoán lâm sàng bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu từ dịch mủ của bệnh nhân. Tiếp theo thực hiện các thao tác soi dưới kính hiển vi hoặc phân lập vi khuẩn để xác định chính xác tình hình bệnh. 

Cách điều trị viêm da mủ

Xử lý vết thương

Nếu viêm da mủ gây nên do tổn thương da, việc xử lý vết thương là một phương pháp đầu tiên cần thực hiện. Quá trình xử lý vết thương gồm làm sạch vùng da viêm nhiễm, thay băng và bôi thuốc kháng sinh để ngăn ngừa sự lây lan.

Điều trị bằng thuốc đặc trị

Viêm da mủ cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh và các loại thuốc bôi da đặc trị. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vậy nên bạn tuyệt đối không tự ý chữa trị tại nhà. Việc làm này sẽ làm bệnh càng nặng hơn và bỏ qua thời điểm cứu chữa tốt nhất. 

Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u

Thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF alpha) được sử dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ rất nghiêm trọng. TNF ngăn ngừa hoạt động của các yếu tố gây hoại tử. Ngoài ra nó còn giúp tăng sức đề kháng, làm giảm viêm và giảm thiểu các triệu chứng viêm da mủ.

thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u
Sử dụng các loại thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u

Kết hợp các liệu pháp giảm đau, chống viêm, an thần

Khi mắc bệnh viêm da mủ người bệnh sẽ phải chịu sự đau đớn và khó chịu. Vì vậy, để giảm đau và cải thiện tình trạng của bệnh nhân nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Sử dụng các liệu pháp giảm đau, thuốc chống viêm và an thần mang lại cảm giác thoải mái và dễ ngủ hơn. 

Phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp điều trị khác không hiệu quả cần tiến hành phẫu thuật. Với biện pháp này sẽ làm sạch và loại bỏ phần hoại tử, chất mủ tích tụ trong tế bào.

Phẫu thuật viêm da mủ
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng

Cách phòng tránh viêm da mủ

Tránh cào xước vùng da bị viêm

Không nên dùng tay gãi ở vết thương khi xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, bởi điều này khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bạn có thể vỗ nhẹ xung quanh để giảm cảm giác khó chịu.  

Tránh cào xước vùng da bị viêm
Tránh cào xước vùng da bị viêm

Vệ sinh thân thể và chăn mền sạch sẽ

Vi khuẩn có thể lây lan từ bề mặt của da đến vùng da khác hoặc bám vào đồ dùng như áo quần, chăn mền. Vì vậy, bạn nên duy trì vệ sinh thân thể và chăn mền sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn trên da và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Vệ sinh thân thể và chăn mền sạch sẽ
Cần phải vệ sinh thân thể và chăn mền sạch sẽ

Chế độ ăn nhiều đạm để tăng đề kháng

Chế độ ăn đầy đủ protein giúp cơ thể sản xuất các kháng thể, ngăn chặn tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra biện pháp này cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tốt hơn.

chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng
Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng

Uống nhiều nước và bổ sung Vitamin

Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường chức năng gan, tăng sự giải độc, giúp cơ thể tránh được một số bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thường xuyên các loại Vitamin C, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Uống nhiều nước và bổ sung Vitamin
Uống nhiều nước và bổ sung Vitamin

Ăn mặc quần áo thoáng mát, thoải mái và chọn quần áo có chất liệu mềm, không gây kích ứng cho da

Nên chọn quần áo thoáng mát, có chất liệu mềm để da luôn thông thoáng. Đặc biệt vào những giai đoạn nắng nóng, không nên để mồ hôi tích tụ để hạn chế cơ hội phát sinh bệnh da.

Đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị sớm nhất

Nếu bạn thấy các triệu chứng của viêm da mủ như đỏ, sưng, đau, mụn mủ… hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Thời gian phát hiện bệnh càng sớm càng dễ nhận được tư vấn và chẩn đoán chính xác và làm giảm tình trạng nghiêm trọng của bệnh.

Bác sĩ da liễu Võ thị thu Thùy
Đến gặp bác sĩ để được tham khám một cách tốt nhất

Những câu hỏi thường gặp về viêm da mủ

Viêm da mủ có lây không?

Có, viêm da mủ là bệnh lây nhiễm rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua vết thương da hay đồ dùng sinh hoạt chung.

Viêm da mủ điều trị bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị viêm da mủ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp điều trị. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh chóng trong vài tuần sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, thời gian điều trị có thể kéo dài trong vài tháng đến một năm.

Viêm da mủ có trị khỏi không?

Có, viêm da mủ có thể trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên cần tránh các tác nhân gây bệnh nếu không sẽ rất dễ tái phát. 

Viêm da mủ kiêng ăn gì?

Người bệnh nên kiêng các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột, hải sản, thực phẩm cay nóng, các loại bơ sữa. Ngoài ra nên bổ sung nhiều rau xanh uống đủ nước bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Ai dễ có nguy cơ mắc viêm da mủ?

Mọi người đều có nguy cơ mắc viêm da mủ, tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu, bị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, gan hoặc tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khi nào nên đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ?

Nếu bạn thấy các triệu chứng của viêm da mủ như vết thương ở da, vùng da đỏ, sưng, đau, lỗ chân lông, mụn mủ… hãy nhanh chóng đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn và đánh giá tình trạng bệnh, giúp phát hiện và điều trị nhanh chóng.

Lời kết

Viêm da mủ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu xảy ra biến chứng. Vậy nên bạn cần nắm các kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Hy vọng những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân gây viêm da trên đây sẽ đem lại sự hữu ích cho bạn. 

Tham khảo thêm:

Võ Thị Thu Thùy
Võ Thị Thu Thùyhttps://saigori.vn/vo-thi-thu-thuy/
Võ Thị Thu Thùy hiện đang là Giám đốc chuyên môn tại Saigori Clinic. Cô cũng đang là BS điều trị tại Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức. Cô cũng đang là người chịu trách nhiệm chính về sáng tạo cũng như kiểm duyệt nội dung tại Saigori

Bác sĩ Da liễu

5/5 (1,822 review)

Thủ Đức

50k / lần khám

Bài viết mới

Không thể bỏ qua

Chat hỗ trợ
Chat ngay
098 903 04 31
Gọi ngay